Marketing

Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông: Bí quyết đối phó khi thương hiệu gặp vấn đề với Influencers

Influencer marketing, một chiến lược tiếp thị sáng tạo, thường được Doanh nghiệp tin tưởng sử dụng để tăng cường tầm ảnh hưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, dù có sự tính toán cẩn thận, đây vẫn là một cuộc chơi mạo hiểm. Vậy khi đứng trước nguy cơ hình ảnh thương hiệu có thể bị tổn hại bởi những đối tác quảng cáo chiến lược này, làm thế nào để Doanh nghiệp lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông nhanh chóng? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông: Bí quyết đối phó khi thương hiệu gặp vấn đề với Influencers

Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông khi gặp vấn đề với influencers

Xác định rõ nguyên nhân

Trong hầu hết các trường hợp, việc thương hiệu cần làm là tập trung vào việc xác định những lỗi mà influencers đã phạm phải. Những sai lầm có thể liên quan đến vấn đề đạo đức, pháp luật, chuyên môn, văn hóa, hoặc thậm chí là những hành động cá nhân không phù hợp. Đánh giá được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đo lường cảm nhận từ cộng đồng là điều quan trọng mà phía Doanh nghiệp cần làm.

Dựa vào bản chất và mức độ của lỗi, thương hiệu có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Có thể bao gồm việc xin lỗi, chấp nhận trách nhiệm, hoặc thậm chí là chấm dứt hợp tác với influencers. Sự tinh tế trong cách tiếp cận vấn đề là chìa khóa để duy trì và khôi phục hình ảnh tích cực của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và cộng đồng.

Những phương án Doanh nghiệp có thể chọn khi lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Hủy bỏ hợp đồng và ngừng sử dụng hình ảnh của người ảnh hưởng

Hủy bỏ hợp đồng và ngưng sử dụng hình ảnh của influencers

Hủy bỏ hợp đồng và ngưng sử dụng hình ảnh của influencers

Nếu influencers vi phạm nghiêm trọng về pháp luật, đạo đức hoặc niềm tin, tình huống khủng hoảng có thể tác động không chỉ đến đại chúng mà còn đến khách hàng của thương hiệu. Do đó, biện pháp tối ưu trong trường hợp này là dừng sử dụng và loại bỏ toàn bộ hình ảnh liên quan đến influencers.

Vào năm 2021, một scandal đã làm rúng động trong giới giải trí Hoa ngữ khi Trịnh Sảng bị tố là đã nhờ người mang thai hộ. Từ vị thế là một trong các ngôi sao hàng đầu về mặt thương mại, nữ diễn viên đã đẩy đối tác của mình – Prada vào tình thế khó khăn không thể trở tay kịp trước tình huống động trời này. Dù vừa mới bổ nhiệm Trịnh Sảng làm đại sứ thương hiệu sau một tuần, hãng thời trang cao cấp Prada đã phải quyết định chấm dứt hợp đồng với cô.

Tạm ngừng sử dụng hình ảnh của người ảnh hưởng

Năm 2018, Cristiano Ronaldo bị cáo buộc về hành vi quấy rối tình dục, hãng thể thao Nike lúc đó đã xem xét khả năng chấm dứt hợp đồng với ngôi sao Bồ Đào Nha, do vụ án này có thể gây tổn thương lớn đến hình ảnh của thương hiệu. Tuy nhiên, Nike chỉ tạm ngừng sử dụng hình ảnh của Ronaldo trong một khoảng thời gian và đợi cầu thủ này “điều tra pháp lý”. Ngay sau khi Ronaldo được tuyên bố vô tội, thương hiệu quyết định gia hạn hợp đồng trọn đời với anh, sau hợp đồng với hai huyền thoại bóng rổ là Michael Jordan và LeBron James.

>> Xem thêm: 10 cách xử lý khủng hoảng truyền thông quan trọng cho Doanh nghiệp

Tiếp tục sử dụng hình ảnh của người ảnh hưởng

Dior tiếp tục sử dụng hình ảnh của Johnny Depp khi khủng hoảng xảy ra

Dior tiếp tục sử dụng hình ảnh của Johnny Depp khi khủng hoảng xảy ra

Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp bê bối đời tư không phản ánh ngược lại giá trị của nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu, thì khủng hoảng vẫn có thể tạo ra hiệu quả tích cực về mặt truyền thông. Một trong những ví dụ có thể kể đến, là vụ kiện tụng của cặp đôi Johnny Depp và người vợ cũ Amber Heard. Với gần 80 năm kinh nghiệm và sự thích nghi với biến động thị trường, Dior đã chọn cách giữ im lặng, không vội vã đưa ra quyết định và giữ Johnny Depp là đại diện hình ảnh cho đến khi mọi tình tiết được làm sáng tỏ.

Dior cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén trong tư duy. Trong khi công chúng chủ yếu hỗ trợ cho phong trào “nữ quyền” của Amber Heard, Dior chọn đợi đến khi hệ thống pháp lý can thiệp. Họ không bỏ qua khả năng bất ngờ và giữ vững tư duy quan trọng này trong thời kỳ scandal. Trong và sau khủng hoảng, quyết định này đã chứng minh sự khôn ngoan của Dior, trong khi những thương hiệu khác như Prada gặp thất bại và mất giá trị sau các vụ việc gây sốc như của Trịnh Sảng.

Mặc dù kinh doanh và tiền bạc là mục tiêu của mọi thương hiệu cao cấp, nhưng nếu một nhãn hàng vội vàng từ bỏ giá trị tinh thần, lòng biết ơn và tính nhân văn với đối tác, họ có thể tự làm tổn thương hình ảnh mà họ đã xây dựng cẩn thận.

Kết luận

Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông một cách có chủ động và thông minh là bước quan trọng để đảm bảo sự ổn định và thành công trong quảng bá thương hiệu. Các thương hiệu cần đánh giá cân nhắc một cách sáng suốt, đảm bảo rằng quyết định của họ không chỉ duy trì mối liên hệ tích cực giữa hình ảnh thương hiệu và người đại diện mà còn đáp ứng đúng với giá trị và mong muốn của khách hàng.

>>> Tìm hiểu thêm: Những sai lầm khi xử lý khủng hoảng truyền thông

Back to top button
Close
Close