Kinh tế

Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may ở thái lan

Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may ở Thái Lan

Đơn giá lao động của một số nước trong đó có Thái Lan. Là một nước nằm giáp với Việt Nam, nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhất là đặc điểm nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực dệt may, hơn hai thập kỷ qua chính phủ Thái Lan quan tâm giải quyết hai vấn đề: Chuyển từ gia công (CMT) sang sản xuất tự doanh (FOB). Chú trọng vấn đề chất lượng, nâng cao đơn giá sản phẩm.

Nhờ vậy, thu nhập của công nhân dệt may Thái Lan cao hơn các nước trong khu vực trong đó có cả Việt Nam và Trung Quốc. Nghề dệt may thực sự là nghề mang lại thu nhập cao và việc làm ổn định cho đội ngũ công nhân lành nghề có qua đào tạo cơ bản.

Do đó, một bộ phận lớn dân số Thái Lan đến tuổi lao động và cả nguồn lao động khác đều có xu hướng lựa chọn học nghề dệt may. Tạo nên nhu cầu lớn trong xã hội Thái Lan về việc đào tạo nguồn nhân lực dệt may. Các trường luôn đề cao chất lượng đào tạo và quan tâm đến trình độ học viên học nghề dệt may bởi:

Khi học viên tốt nghiệp khóa đào tạo và được tuyển vào một doanh nghiệp dệt may nào đó thì doanh nghiệp đó trả phí đào tạo. Các doanh nghiệp tuyển chọn rất kỹ lưỡng trình độ nguồn nhân lực mới bổ sung cho nguồn nhân lực ở doanh nghiệp của mình. Đến lượt mình khi một trường đào tạo cho ra trường nhiều học viên được các doanh nghiệp dệt may tuyển chọn, trường đó sẽ có uy tín cả với người lao động có nhu cầu học nghề dệt may, cả với các doanh nghiệp dệt may.

Và như vậy tạo thành một vòng xoắn ốc thúc đẩy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực dệt may của Thái Lan. Đào tạo nguồn nhân lực dệt may ở Thái Lan thực sự đem lại hiệu quả cao. Đây là một mô hình theo kinh tế thị trường đáng để các doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo công nhân dệt may ở Việt Nam học tập và rút kinh nghiệm.

Back to top button
Close
Close