Marketing

Phương án định vị thương hiệu

        

Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ dựa trên bản hồ sơ dự án của nhà nghiên cứu mà xem xét có nên quyết định phương án định vị này hay không? Việc quyết định phương án định vị phải dựa trên các điều kiện sau:

        Một là, mức cầu dự kiến của thị trường. Nếu doanh nghiệp có lợi thế chi phí và muốn thực hiện chiến lược thống trị về giá thì có thể định hướng vào phân khúc lớn và lấy giá cả làm thế mạnh nổi bật. Ngược lại nếu sử dụng chiến lược tập trung thì các phân khúc hẹp sẽ là mục tiêu và những thuộc tính khác sẽ phù hợp hơn.

        Hai là, mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trên thị trường. Hai thương hiệu có thể tạo nên cảm nhận giống nhau ở người tiêu dùng nhưng ít nhất cũng có sự khác biệt về cách thức sử dụng. Vì vậy có thể định vị một thương hiệu khác với đối thủ nhờ vào đặc tính này (ví dụ cà phê buổi sáng, cà phê sau bữa ăn, cà phê giành cho người sành điệu.

        Ba là, sự tương thích với các sản phẩm khác của doanh nghiệp. Cùng trong một công ty, sự định vị của sản phẩm này không được gây ảnh hưởng tới hình ảnh của sản phẩm khác. Ví dụ các sản phẩm trước đây được định vị cao cấp thì sản phẩm sau không nên định vị theo tiêu thức bình dân. Ngược lại cũng cần tránh sự định vị dẫn đến cạnh tranh nội bộ giữa các sản phẩm của cùng một doanh nghiệp.

        Bốn là, khả năng phát triển của phương án định vị lựa chọn. Tiêu thức định vị phải phù hợp với thương hiệu. Điều đó sẽ giúp cho thương hiệu có thể phát triển đúng hướng mong muốn của doanh nghiệp và tăng tính thuyết phục với khách hàng.

        Năm là, hiệu quả định vị của các sản phẩm cùng loại. Một thương hiệu đã định vị mạnh trong tâm trí người tiêu dùng (nằm ở lớp trên cùng của bộ nhớ, được truy xuất ngay khi có nhu cầu mua sắm), thì khả năng định vị của các thương hiệu khác sẽ rất khó khăn.

Back to top button
Close
Close