Để một doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài và có chỗ đứng trên thị trường, các nhà lãnh đạo, cấp quản lý luôn có một kế hoạch để quản trị những rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp của họ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về việc quản trị rủi ro và làm sao để có một kế hoạch quản trị rủi ro hoàn hảo nhất.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thường sẽ được các cấp quản lý, cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Trong quá trình này, họ sẽ lên kế hoạch cho những sự kiện, tình huống xấu gây tác động đến doanh nghiệp trong tương lai, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết những cho những tình huống đó nếu chung xảy ra. Quản trị rủi ro sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiệt hại về mặt kinh doanh, cũng như hình ảnh của thương hiệu khi rủi ro xảy ra.
>>Xem thêm: Các vấn đề thường gặp khi quản trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Các bước để lập kế hoạch quản trị rủi ro doanh nghiệp
1. Xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp
Để xây dựng được một kế hoạch quản trị rủi ro hoàn chỉnh, các nhà quản trị phải hình dung đâu sẽ là những mối đe dọa đối với doanh nghiệp của mình. Việc này sẽ giúp cho các nhà quản trị lên kế hoạch giải quyết các rủi ro một cách hiệu quả hơn khi có vấn đề phát sinh.
2. Phân loại rủi ro
Sau khi dự tính trước những rủi ro nào có thể xảy ra, doanh nghiệp cần phân loại chúng theo từng loại rủi ro khác nhau. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệp lên được những kế hoạch giải quyết với những loại rủi ro khác nhau.
Dưới đây là bốn loại rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp.
- Rủi ro chiến lược: Là loại rủi ro thường xảy ra khi các doanh nghiệp không khảo sát trước thị trường mục tiêu của họ. Điều này làm cho quá trình chuẩn bị chiến lược không cẩn thận, dẫn đến sự thất bại của chiến lược đó.
- Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu luôn là thứ quan trọng với tất cả các doanh nghiệp. Khi thương hiệu vướng vào sự cố không đáng có như: không trung thực, không tôn trọng người tiêu dùng,… Việc này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Rủi ro cạnh tranh: Thương trường như chiến trường, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay gắt với nhau. Vì thế nếu các doanh nghiệp quá lép vế so với các đối thủ cạnh tranh về mặt chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông,… sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi lợi thế so với đối thủ.
- Rủi ro pháp lý: Luật pháp Việt Nam có sự thay đổi rất nhanh, nếu các doanh nghiệp không liên tục cập nhật về luật pháp sẽ làm cho doanh nghiệp có thể vướng vào vòng pháp lý.
3. Phân tích rủi ro
Sau khi lên một danh sách các loại rủi ro doanh nghiệp có thể gặp, các nhà quản trị rủi ro cần phải phân tích những rủi ro đó một cách kỹ lưỡng, để giúp họ hiểu rõ chi tiết về tình huống và ảnh hưởng của những rủi ro đó lên doanh nghiệp khi chúng xảy ra.
4. Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định được khả năng xảy ra và hậu quả của rủi ro, các nhà quản trị hãy xem xét những ảnh hưởng mà rủi ro đó sẽ đem lại cho doanh nghiệp và tìm cách giải quyết chúng.
Đánh giá những rủi ro có thể xảy ra
5. Giảm thiểu rủi ro
Từ việc đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, các nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ có kế hoạch cụ thể để giải quyết chúng.
Các biện pháp xử lý rủi ro trong doanh nghiệp:
- Chuyển giao rủi ro: Phương pháp này sẽ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho các cá nhân hoặc đơn vị có liên quan đến sự việc
- Né tránh rủi ro: Biện pháp này chỉ nên áp dụng vào những rủi ro lớn, không thể cứu chữa được nữa, vi khi áp dụng biện pháp này, các doanh nghiệp phải dừng toàn bộ những dự án, chiến lược tiềm ẩn rủi ro. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp
- Chấp nhận rủi ro: Với biện pháp này, các doanh nghiệp đã dự tính trước những rủi ro có thể xảy ra với những dự án và họ chấp nhận rủi ro đó để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp:
- Kiểm soát rủi ro: Biện pháp này đòi hỏi các cấp quản lý phải liên tục đánh giá và đưa ra những biện pháp để ứng phó kịp thời với thiệt hại mà rủi ro sẽ mang lại.
6. Giám sát rủi ro mới và hiện có
Một phần không thể thiếu của việc lên kế hoạch quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là các cấp quản lý phải kiểm soát được những rủi ro đang xảy ra, đồng thời phải luôn dự tính t những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Luôn cập nhật tình hình của doanh nghiệp
Tổng kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, cũng như làm thế nào để có được một kế hoạch quản trị rủi ro tốt nhất.
>>Đọc thêm: Nâng tầm doanh nghiệp với các giải pháp của Kompa