Thị trường ngày càng cạnh tranh với sự bùng nổ của mạng xã hội, do đó mà các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt ngày càng lớn và phức tạp. Nhận thức được điều này, nhiều doanh nghiệp ngày nay đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến cách quản trị rủi ro trong kinh doanh. Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ cũng đừng bỏ qua bài viết này.
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu về quản trị rủi ro và mục đích của nó
Quản trị rủi ro là gì?
Là quy trình nhận biết, phân tích, giải quyết các sự kiện rủi ro đã hoặc có thể xảy tới với doanh nghiệp trong tương lai, chủ động đề phòng hơn là ứng phó. Ngoài một số rủi ro hữu hình như tai nạn nghề nghiệp, thiếu sót, mất cắp hàng hóa, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các rủi ro tiềm tàng. Đây là một điều hết sức nguy hiểm nếu doanh nghiệp không phòng bị cho mình những kế hoạch, biện pháp kịp thời.
Một số rủi ro kinh doanh có thể gặp phải
Doanh nghiệp nào cũng cần quản trị rủi ro kinh doanh
- Mâu thuẫn nội bộ
- Không thích ứng được trước sự thay đổi của khách hàng
- Giao nhiệm vụ cho nhầm người, không phù hợp với dự án
- Việc lập kế hoạch và kiểm soát không được tích hợp
- Kế hoạch không thực tế, chưa phù hợp
- Kinh nghiệm tổ chức dự án kém
- Vi phạm bản quyền
- Giấy phép không hợp lệ
- Bị kiện tụng vì vi phạm hợp đồng
- Tranh tụng do pháp luật sai lầm
Mục đích
Để giảm thiểu thiệt hại, đầu tiên cần xác định những rủi ro có thể xảy ra: đo lường và xác định rủi ro qua quy trình kiểm tra lại các hợp đồng, rà soát các khiếu nại và đồng thời xem xét, đánh giá lại các rủi ro trong quá khứ để tìm ra chỗ cần khắc phục. Điều đó cũng đồng nghĩa chúng ta cần giảm tần suất và mức độ ảnh hưởng mà rủi ro gây nên. Bên cạnh đó, hoạt động quản trị sẽ cung cấp cơ sở pháp lý cho việc đưa ra hướng xử lý các rủi ro. Kế hoạch quản trị sẽ tập trung vào việc đo lường, ước tính sự ảnh hưởng của các rủi ro có tiềm năng xảy ra và dự đoán chúng sẽ như thế nào bằng cách phác thảo. Quản trị rủi ro cũng ưu tiên xử lý các rủi ro có nguy cơ xuất hiện cao và cố gắng giảm thiểu mức phí của chúng nhưng vẫn đảm bảo được sự hiệu quả. Tóm lại, đây là hoạt động thiết yếu và cần có tầm nhìn dài lâu để ứng phó, điều này sẽ sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Lên kế hoạch quản trị rủi ro
Một số lợi ích và thách thức đến từ quản trị rủi ro kinh doanh
Quản trị rủi ro có thể mang lại lợi ích hoặc thiệt hại dựa vào mức độ hiệu quả của chiến lược ngăn chặn rủi ro.
Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp phòng tránh được nhiều thiệt hại
Lợi ích:
- Nâng cao nhận thức và rủi ro
- Cảm thấy yên tâm hơn vào các kế hoạch của công ty do đã đề phòng rủi ro
- Ngăn chặn các hoạt động chi tiền thiếu kiểm soát của công ty
- Nâng cao hiệu quả hoạt động do được áp dụng quy trình kiểm soát rủi ro nhất quán
- Bảo đảm sự an toàn và an ninh tại công ty
- Mở ra một sự cạnh tranh mới trên thị trường
Thách thức
- Doanh nghiệp phải bỏ ra một mức phí cao cho các dịch vụ,phần mềm quản trị
- Công ty phải đầu tư nhiều thời gian, ngân sách hơn cho hoạt động quản trị
- Cần phải đi đến sự đồng thuận trong nội bộ về mức độ nghiêm trọng và hướng xử lý rủi ro
- Doanh nghiệp đôi khi phải đối mặt với rủi ro tê liệt
- Khó để nhìn được bức tranh bao quát của rủi ro tích lũy
- Nếu chính sách rủi ro còn yếu kém, khó có thể đưa ra đánh giá chính xác
Tạm kết
Quản trị rủi ro kinh doanh là một việc không hề dễ dàng, yêu cầu cao từ chi phí, thời gian, kinh nghiệm cho đến sự quyết tâm của nội bộ công ty. Doanh nghiệp nên biết rằng việc quản lý này đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự thành công của chiến dịch sản phẩm, dự án… Và việc đầu tư tìm hiểu về quy trình quản trị rủi ro là một điều cần thiết.
>>>Xem thêm: 8 bước trong quản lý rủi ro doanh nghiệp