Kỹ năng đọc và hiểu là bước cơ bản của cách đọc bảng giá chứng khoán, đây cũng được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư mới nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Bảng giá trên sàn chứng khoán thể hiện các thông tin trọng yếu, liên quan đến các phiên giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, đây là những thông tin không thể thiếu khi bạn đưa ra quyết định đầu tư của mình. Cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản của bảng giá chứng khoán qua bài viết sau:
Các sàn chứng khoán cơ bản hiện nay
Các công ty chứng khoán đều có bảng giá riêng để phục vụ cho đối tượng khách hàng của mình. Về cơ bản, thì cấu hình các bảng giá cổ phiếu, chứng khoán là hoàn toàn giống nhau, nó chỉ khác nhau một chút về giao diện người nhìn mà thôi. Cách đọc bảng giá chứng khoán của các sàn cũng tương tự nhau.
Bảng giá Sàn HOSE
Ta sẽ đi vào chi tiết cách đọc ngay sau đây:
Đây là danh sách của các mã chứng khoán đại diện, mục đích nhằm giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z). Mỗi công ty khi đã niêm yết trên sàn giao dịch đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp cho một mã chứng khoán riêng (thông thường ý nghĩa được hiểu ngầm là tên viết tắt của công ty đó).
Khi bạn muốn tìm Mã giao dịch của công ty niêm yết nào, thì chỉ việc Nhập đúng mã chứng khoán của công ty vào ô “Nhập mã CK” là được.
Cột “TC“ Giá Tham chiếu – Màu vàng – Giá “Trần” Giá Trần – Màu tím
Đây có nghĩa là mức giá khi đóng cửa tại phiên giao dịch có thời gian gần nhất trước đó (loại ra các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu này, nhà đầu tư lấy làm cơ sở để tính toán tỷ lệ giữa Giá trần và Giá sàn.
Riêng đối với sàn UPCOM, thì mức Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất trong thời điểm.
Mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán luôn trong ngày giao dịch.
Được xem là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Lưu ý:
Khối lượng của số cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này biểu thị cho nhà đầu tư biết được tính theo thanh khoản của cổ phiếu.
Là hệ thống cột giá bao gồm 3 cột là: “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất”, “Giá Trung Bình”.
=> Nhà đầu tư sẽ biết được giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trong phiên giao dịch trên sàn.
Xem thêm: Cách đăng ký tài khoản chứng khoán online.
Phần lớn thì các mã cổ phiếu biến động tăng hay giảm cùng với những biến động của thị trường, bạn cần nắm bao quát điều này. Khi thị trường chung biểu hiện tốt trên sàn, thì đa số các mã cổ phiếu sẽ được tăng lên; và ngược lại, nếu thị trường chung chuyển biến xấu, đa số các mã cổ phiếu sẽ giảm xuống.
Để nắm bắt được những cơn biến động thị trường, nhà đầu tư có thể đánh giá thông qua các chỉ số thị trường (đó là chỉ số Index). Chỉ số này được cài đặt tính toán mặc định dựa trên biến động tăng và giảm giá, vốn hóa của các cổ phiếu được cho vào phương trình tính toán.
Trong các chỉ số trên, thì chỉ số của VN-Index được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Bởi các mã chứng khoán trên sàn HOSE thường có mức vốn hóa lớn và cũng thu hút được nhiều ánh mắt thèm muốn của nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán từ A – Z của HSC.
Ngoài những khái niệm cơ bản ở trên, đây chưa phải là toàn bộ nội dung của cách đọc bảng giá chứng khoán, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về phân tích thiên về kỹ thuật để có thể nắm bắt được tình hình giao dịch của tài chính, chứng khoán phái sinh và của thị trường nói chung.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc…
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing hiện nay.…
Social listening software là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh…
Nhiều người vẫn còn lo lắng về việc phải đến trực tiếp cơ quan thuế…
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ Social Listening…
Giao tiếp thông tin, quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng, và các hoạt…