Cơ cấu thị trường XK dệt may của VN

Cơ cấu thị trường XK dệt may của VN

Ba thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay là Mỹ, EU và Nhật. Kể từ ngày 01/01/2005, EU đã quyết định bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam; vì vậy tính đến nay chỉ còn duy nhất Mỹ là thị trường áp hạn ngạch đối với dệt may Việt Nam. Dệt may Việt Nam đã phần nào thành công trên thị trường Mỹ, đặc biệt kể từ sau năm 2003; khi Hiệp định dệt may giữa Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết.

Tuy hạn chế về chủng loại và định lượng nhưng đã tạo ra cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam xâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự khởi đầu quá sớm để tự thỏa mãn. Với mức tăng trưởng của năm 2002 ở thị trường này là 16%, Việt Nam có quyền vui mừng song với Trung Quốc_đối thủ đáng gờm_ con số này còn tăng gấp đôi. Hơn thế nữa Trung Quốc còn có 40 chủng loại hàng dệt may không bị áp quota. Hiện tại Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với tổng giá trị nhập khẩu năm 2002 đạt trên 71 tỷ USD có xu hướng ngày càng tăng.

Tuy nhiên kim ngạch xuất của Việt Nam vào Mỹ chỉ mới đạt được 975 triệu USDõ (2002); và 1,9 tỷ USD (2003). Trong đó một nữa tỷ trọng hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ là áo chemise và quần – cũng là những mặt hàng đang được Mỹ xuất sang các nước. Vì vậy, để đảm bảo việc làm cho lao động trong nước, Chính phủ Mỹ phải áp dụng với hàng Việt Nam; ít nhất là hai mặt hàng này. Trong năm 2003, kim ngạch xuất dệt may vào Mỹ chiếm khoảng 53% trong tổng kim ngạch xuất sản phẩm này của Việt Nam.

Ngoài vấn đề về chất lượng tốt, giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, các nhà nhập khẩu Mỹ còn đặc biệt quan tâm tới tiêu chuẩn môi trường lao động, không muốn các sản phẩm được sản xuất tại những nơi tồi tàn. Bên cạnh đó, phía Mỹ còn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch sản xuất chính xác và tôn trọng thỏa thuận về thời hạn giao hàng.

Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất vào thị trường này trong năm 2003 chiếm khoảng 15%, đứng thứ hai sau Mỹ, trong tổng kim ngạch xuất dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên đối với thị trường này kể từ khi bãi bỏ hạn ngạch đến nay, kim ngạch xuất vào thị trường này nhìn chung giảm (quý 1 giảm tới 10%, trong đó vào Đức giảm 20,6%, Pháp và Tây Ban Nha giảm 30%, Ý giảm 39% …).

Tại thị trường EU, thị phần của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%; đứng thứ 12 trong các nước xuất khẩu dệt may vào EU. Thực tế cho thấy tại EU người ta còn biết rất ít về sản phẩm dệt may của Việt Nam. Nguyên nhân chính là do hoạt động Marketing của Việt Nam tại khu vực này chưa thực sự hiệu quả.

Recent Posts

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông là gì?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc…

7 months ago

Tìm hiểu và áp dụng Insight khách hàng để tăng hiệu quả Marketing

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing hiện nay.…

7 months ago

Mẹo sử dụng social listening software hiệu quả

Social listening software là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh…

8 months ago

Những lợi ích của việc đóng thuế qua ngân hàng

Nhiều người vẫn còn lo lắng về việc phải đến trực tiếp cơ quan thuế…

8 months ago

Top 10 công cụ Social Listening Tool được đánh giá cao hiện nay

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ Social Listening…

8 months ago

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông: Tầm quan trọng và cách triển khai

Giao tiếp thông tin, quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng, và các hoạt…

8 months ago