Đại dịch COvid- 19 là một trong những khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới trải qua kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Không chỉ khiến con người trải qua trải qua ranh giới sinh – tử mà chúng ta còn phải đối mặt với khủng hoảng thông tin trên mạng xã hội. Đại dịch đã khiến nhiều tổ chức, chính phủ gục ngã trước cơn khủng hoảng trên các nền tảng xã hội và cũng là một dịp để họ nhìn lại cách quản lý khủng hoảng truyền thông của mình. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu có những thách thức nào khi quản lý khủng hoảng mạng xã hội nhé.
Thế giới như một ngôi nhà toàn cầu – nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau. Do đó, với tốc độ lan truyền nhanh chóng và quy mô như vậy thì chúng ta sẽ không thể tránh đối đầu với những khó khăn. Những thách thức chủ yếu của quản lý khủng hoảng trong thời đại internet có thể kể đến như:
Tính lan tỏa của thông tin
Khủng hoảng nhỏ có thể lan truyền với tốc độ lũy thừa chỉ trong vài giây
Với tốc độ bùng nổ của Internet, người ta ví von thông tin được truyền đi với tốc độ nhanh như hạt photon. Dù sự kiện bắt đầu ở bất cứ đâu, chỉ cần một nút share thì hình ảnh, video về sự kiện đó sẽ tới tay toàn bộ cư dân mạng trên khắp thế giới.
Lưu trữ “vĩnh viễn”
Clip, hình ảnh được lưu vĩnh viễn chỉ bằng một cú click
Mọi người có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin một cách miễn phí và có thể tiếp tục lan truyền nó bất cứ lúc nào. Dù thông tin tích cực hay tiêu cực thì nó sẽ lưu trữ và không thể xóa nhòa.
Tính tương tác xã hội
Sự tương tác của người dùng là sức hút mạnh mẽ của môi trường Internet. Internet là tích hợp giữa giao tiếp đại chúng và tương tác giữa các cá nhân. Thông tin được bàn luận, phân tích chuyên sâu xuyên địa cầu, là một phương thức trao đổi thông tin cực kỳ rộng lớn, hiệu quả và cực kỳ tiện lợi hơn bất cứ một phương pháp nào khác. Và chính kiểu tương tác này làm gia tăng khủng hoảng truyền thông cực kỳ cao.
Tính tự chủ của cá nhân
Tự chủ có nghĩa là mỗi cá nhân hoạt động như một thực thể riêng, có quyền hành động theo suy nghĩ của mình. Internet chính là công cụ hỗ trợ kỹ thuật bằng cách sử dụng các phương tiện là ta có thể tự truyền thông. Do cá nhân tự do sử dụng thông tin một cách độc lập, nên thông tin thường bắt đầu từ các cá nhân này trước khi xuất hiện ở các phương tiện truyền thông chính thống.
Một trong những thách thức lớn của quản lý khủng hoảng mạng xã hội
Tính ảo của các hình thức khủng hoảng
“Ảo” có nghĩa là sự tồn tại của thế giới trực tuyến là dưới dạng kỹ thuật số, không có thực. Vì vậy, rất dễ dàng để một số bộ phận hoạt động dưới dạng ẩn danh hoặc sử dụng danh tính ảo không xác định nên rất khó để quản lý các hoạt động của các cá nhân này trên mạng xã hội. Nhóm người này thường đưa ra những thông tin chưa chính thống, chưa được xác thực, họ là sự phản ánh và khuếch đại của bức tranh xã hội thực. Điều này thường có liên quan đến các hoạt động phạm pháp trên không gian mạng, lừa đảo, cuộc tấn công của các hacker, xâm phạm quyền riêng tư, lấy cắp bí mật ngày càng phổ biến.
Các thế lực thù địch thường lợi dụng sự lỏng lẻo của Internet để tung tin đồn, kích động người dân, thực hiện các cuộc tấn công nhằm hạ bệ người khác như thực hiện các cuộc xâm lăng văn hóa, truyền bá các quan điểm theo ý đồ của họ tạo ra các mối nguy hiểm khủng hoảng tiềm ẩn khắp nơi. Điều này làm cho việc quản lý khủng hoảng càng trở nên khó khăn.
Tạm kết
Sự bùng phát của đại dịch Covid đã mang đến chúng ta rất nhiều bài học về kinh nghiệm, kỹ năng phòng chống rủi ro,… và quản lý khủng hoảng mạng xã hội là một trong số đó. Để ngăn chặn kẻ thù và bảo vệ mình trước những thông tin tiêu cực, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình kỹ năng quản lý khủng hoảng thật tốt.
>>Xem thêm: Cách hạn chế khủng hoảng xảy ra