Việc quản lý chi tiêu trong thời đại hiện nay đã trở thành một kỹ năng rất cần thiết cho tất cả chúng ta. Quản lý chi tiêu không đơn giản là tiết kiệm, mà là phân bố nguồn tài chính hợp lý vào các hoạt động khác nhau. Với những người trẻ, chưa quen với việc quản lý tài chính, thì việc tiếp cận và học hỏi những phương pháp khoa học là cần thiết. Qua bài viết này hãy tìm hiểu một số phương pháp quản lý quỹ chi tiêu cá nhân hiệu quả nhé.
Trước khi tiếp cận những phương pháp khoa học, hãy tìm hiểu những quy tắc quan trọng trong quản lý chi tiêu cá nhân.
Việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực và hình dung rõ ràng những điều cần phải làm. Việc bạn luôn đặt mục tiêu cho mục đích lớn và nhắc nhở bản thân mỗi ngày sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn. Bạn sẽ phân chia chi tiêu hợp lý hơn để hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Bạn vô tình lướt facebook và thấy một đôi giày rất đẹp và có vẻ rất hợp với mình, bạn sẽ làm sao? Bấm mua ngay? hay bạn chờ đến đợt sale để có giá ưu đãi hơn?
Việc bạn cân nhắc về những sản phẩm quá nhanh mà không suy xét có thể tạo ra những khác biệt rất lớn về mặt tài chính. Hãy cố gắng “dằn lòng” lại trước những sản phẩm bạn yêu thích. Trước hết, bạn hãy xem sản phẩm đó có thật sự cần thiết không. Nếu cần thiết, bạn có thể chờ đến lúc có những đợt giảm giá không. Món đồ đó sẽ đem lại cho bạn giá trị gì…
Bạn hãy cho bản thân những “khoảng nghỉ” để cân nhắc, suy nghĩ về việc mua sắm của bản thân. Hãy biết kiềm chế bản thân để đạt được mục tiêu bạn đề ra.
Sau khi đặt ra mục tiêu tiết kiệm hàng tháng, thì việc tiếp theo đó là thực hành, tiết kiệm mỗi ngày. Bạn nên suy nghĩ kỹ về việc mình sẽ tiêu gì vào hôm nay hay ngày mai. Đơn giản như hôm nay sẽ ăn gì, mất bao nhiêu tiền, tiết kiệm được bao nhiêu tiền…
Việc đặt ra mục tiêu nhỏ mỗi ngày bên cạnh mục tiêu lớn sẽ giúp việc quản lý và tiết kiệm dễ dàng hơn.
Đây là cách quản lý chi tiêu rất đơn giản, phù hợp cho những người mới. Bạn chỉ việc chia thu nhập thành 3 phần mỗi tháng và thi tiêu thật phù hợp. Bạn có thể chia như sau:
Phần thứ nhất (50%): Đây là phần dành cho những nhu cầu thiết yếu như nhà ở, ăn uống, di chuyển…
Phần thứ hai (20%): Dành cho khác khoản đầu tư và tiết kiệm cho bản thân.
Phần thứ ba (30%): Sử dụng cho mục đích cá nhân như giải trí hoặc cho chắc chi phí phát sinh.
Nếu bạn thấy cách này quá đơn giản bạn có thể thử qua “phiên bản nâng cấp” là phương pháp 6 hũ tài chính.
Đây là phương pháp có lịch sử hơn 100 năm người Nhật. Bạn sẽ sử dụng một quyển sổ chi tiêu có phân chia các đề mục thu – chi rõ ràng và thực hiện các bước sau:
Bước 1: Liệt kê các khoản thu nhập của nhập.
Bước 2: Lấy tổng thu nhập trừ cho các chi phí bắt buộc cố định như tiền nhà, điện nước… Phần còn dư sẽ là khoản tiêu dùng chính.
Bước 3: Đặt mục tiêu tiết kiệm dựa trên số tiền còn dư sau khi trừ hết các khoản phí cố định.
Bước 4: Chia các khoản phí chi tiêu thành 4 phần: Thiết yếu, tùy chọn, giải trí và chi phí phát sinh. Tùy vào số tiền bạn có mà chia tiền vào 4 nhóm này.
Bước 5: Tổng kết vào cuối tháng, rút kinh nghiệm và cải thiện cho tháng sau.
Nếu bạn cảm thấy bạn không hợp với cách truyền thống, không thích ghi chép tay hay đơn giản là bạn thấy bất tiện. Bạn có thể sử dụng ứng dụng TNEX như để quản lý chi tiêu, với việc đặt một hạn mức chi tiêu tự động cho bạn, bạn sẽ nắm được mọi khoản thu/chi hằng ngày.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều cách để phân bổ quỹ chi tiêu cá nhân hiệu quả để cuối tháng không cháy túi.
Trên đây là những quy tắc và phương pháp giúp bạn quản lý quỹ chi tiêu hiệu quả cho người trẻ. Với những ưu điểm như đơn giản, dễ tiếp cận và thực hiện,. Hhi vọng bạn có thể ứng dụng tốt vào việc quản lý chi tiêu cá nhân của mình.
Xem thêm: Mở tài khoản trực tuyến của Ngân hàng số TNEX chỉ với vỏn vẹn 5 phút
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc…
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing hiện nay.…
Social listening software là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh…
Nhiều người vẫn còn lo lắng về việc phải đến trực tiếp cơ quan thuế…
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ Social Listening…
Giao tiếp thông tin, quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng, và các hoạt…