Tầm quan trọng của việc phân tích rủi ro trong kinh doanh

Đầu tư và phát triển trong kinh doanh dù đó là mô hình lớn hay nhỏ thì bạn cũng phải chấp nhận rủi ro tiềm ẩn khó lường. Việc bạn có thể dự đoán trước rủi ro cho doanh nghiệp của mình hay không còn phụ thuộc vào khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh thông minh cũng như có được sự nhạy bén với biến động thị trường. Bài viết sau đây sẽ cung cấp khái niệm và phân tích rủi ro trong kinh doanh để doanh nghiệp có thể chuẩn bị kịch bản tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là tổng thiệt hại liên quan đến vốn đầu tư, tài chính, hoặc thị trường mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù có nhiều loại rủi ro khác nhau, song chủ yếu doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro liên quan đến tài chính nhiều hơn là 2 loại rủi ro còn lại là vốn đầu tư và thị trường.

4 loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro do vốn

Rủi ro mất vốn chỉ xảy ra khi doanh nghiệp mua cổ phiếu hoặc rót vốn đầu tư của mình vào một công ty cụ thể. Nếu công ty mà bạn đang đầu tư phát triển thuận lợi, tất nhiên bạn sẽ thu về cho mình một khoản lợi nhuận lý tưởng tính theo tỷ lệ rót vốn ban đầu.

Ngược lại, nếu công ty đó cho thấy dấu hiệu thua lỗ, thì số vốn ban đầu mà bạn rót vào sẽ bị ảnh hưởng không ít. Trường hợp xấu nhất là bạn có thể trắng tay. Do đó, việc cần làm ngay lúc này là cắt đi khoản lỗ sao cho thấp nhất có thể.

Mua cổ phiếu và rót vốn đầu tư

Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời thường gắn liền với trái phiếu. Khi tiền lời giảm, các công ty sẽ bắt đầu phát hành trái phiếu mua lại và trái phiếu mới có mức lời thấp hơn. Trường hợp khi tiền lời tăng và giá công phiếu giảm, giá trị trái phiếu lúc bán ra sẽ có giá thấp hơn lúc mua vào. Nếu bạn muốn giảm thiểu rủi ro tiền lời, đừng chỉ nên mua trái phiếu tại một nơi phát hành duy nhất. Thay vào đó, hãy mua trái phiếu ở nhiều công ty phát hành khác nhau để hạn chế vướng phải sự việc đáng tiếc.

Rủi ro tiền lời thường gắn liền với trái phiếu

Rủi ro khi nền kinh tế rơi vào lạm phát

Lạm phát hay được gọi với một cái tên khác là vật giá leo thang. Đó là khái niệm mô tả tại thời điểm khi mà nền kinh tế đang trong kỳ thịnh vượng, đột nhiên tất cả mọi thứ từ bất động sản, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt đều đồng loạt lên giá. Đồng tiền lúc này không còn đủ giá trị để đáp ứng nhu cầu mua sắm cần thiết nữa.

Một ví dụ điển hình đó chính là tình hình giá cả bất động sản biến động trên thị trường do lạm phát. Các nhà kinh doanh không thể bán được một căn nhà nào ngay tại thời điểm đó và họ phải ngậm ngùi chấp nhận khó khăn này.

Đồng tiền lúc này không còn đủ giá trị để đáp ứng nhu cầu mua sắm cần thiết

Rủi ro liên quan đến tài chính

Rủi ro tài chính là loại rủi ro phản ánh trực tiếp dòng tiền tệ lưu thông trong một doanh nghiệp cụ thể. Nó còn cho thấy khả năng tổn thất tài chính đột ngột mà doanh nghiệp đó sẽ phải hứng chịu.

Giả sử phần lớn doanh thu của công ty bạn là đến từ một vị khách hàng lớn. Bạn gia hạn thời gian thanh toán cho vị khách ấy là 60 ngày. Đặt trường hợp, doanh nghiệp của bạn đang phải đối diện với rủi ro tài chính cực kỳ nghiêm trọng. Nếu vị khách hàng của bạn không trả hết số nợ hoặc trì hoãn thanh toán, công ty của bạn lúc đấy sẽ gặp khủng hoảng vô cùng lớn.

Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp có phạm vi hoạt động kinh doanh trên toàn cầu, thì khả năng vướng phải rủi ro tài chính còn nhiều gấp bội. Lý do là vì tỷ giá ở mỗi nước là giao động không ngừng. Việc này có nghĩa là một doanh nghiệp có trụ sở ở Mỹ (tính theo đô la) khi bán sản phẩm tại châu Âu (tính theo bảng Anh), sẽ có sự chênh lệch giá trong tổng doanh thu một cách đáng kể. Như vậy, trường hợp công ty có thể bán được rất nhiều hàng tại châu Âu, khoản doanh thu tính theo tiền đô có thể sẽ ít hơn kỳ vọng. Đó được coi là rủi ro tài chính nghiêm trọng ảnh hưởng lên công ty bạn.

Rủi ro tài chính nghiêm trọng ảnh hưởng lên một công ty

Tạm kết

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin liên quan đến phân tích rủi ro trong kinh doanh. Mong rằng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như 4 loại rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp để chuẩn bị phương án đề phòng tốt hơn trong tương lai.

>>Xem thêm: 9 vấn đề trong quản lý rủi ro doanh nghiệp

Recent Posts

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông là gì?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc…

7 months ago

Tìm hiểu và áp dụng Insight khách hàng để tăng hiệu quả Marketing

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing hiện nay.…

7 months ago

Mẹo sử dụng social listening software hiệu quả

Social listening software là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh…

8 months ago

Những lợi ích của việc đóng thuế qua ngân hàng

Nhiều người vẫn còn lo lắng về việc phải đến trực tiếp cơ quan thuế…

8 months ago

Top 10 công cụ Social Listening Tool được đánh giá cao hiện nay

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ Social Listening…

8 months ago

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông: Tầm quan trọng và cách triển khai

Giao tiếp thông tin, quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng, và các hoạt…

8 months ago