THXK của ngành dệt may TPHCM và định hướng phát triển đến năm 2010

Ngành công nghiệp dệt may TP.HCM không chỉ là ngành công nghiệp chính của TP mà sẽ trở thành trung tâm giao thương, kinh doanh dệt may và thời trang của khu vực và trên thế giới. Với đặc thù là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may nhất của cả nước, cộng đồng doanh nghiệp sẽ là yếu tố đột phá trong quá trình phát triển. Riêng TP.HCM, các doanh nghiệp dệt may đóng góp trên 40% sản lượng xuất khẩu và 45% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Qua khảo sát 50 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM, kết quả khảo sát cho thấy trong 50 doanh nghiệp có 12 doanh nghiệp lớn chiếm 24%; 20 doanh nghiệp vừa chiếm 40% và 18 doanh nghiệp nhỏ chiếm 36% thì kim ngạch xuất khẩu trong năm 2005 của các doanh nghiệp này có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 50 triệu USD chiếm 64% với 32 doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Phong Phú, Tổng công ty Việt Tiến kim ngạch xuất khẩu đạt từ 80-100 triệu USD.

Sản phẩm ngành dệt may TP.HCM đã được xuất khẩu qua hơn 81 nước trên thế giới, trong đó thị trường Mỹ từ 30-45% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của TP. Đây thực sự là một thị trường quan trọng nhất đối với TP.HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung. Kết quả khảo sát 50 doanh nghiệp cũng cho thấy đa số các doanh nghiệp đều có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2005 sang thị trường Mỹ từ 21-40% (32 doanh nghiệp chiếm 64%) và từ 41-60%(10 doanh nghiệp chiếm 20%). Chỉ có 1 số ít các doanh nghiệp xuất khẩu không nhiều vào thị trường Mỹ (nhỏ hơn 4%) hoặc xuất khẩu nhiều vào thị trường Mỹ (hơn 60%) chiếm 8% mỗi loại. Tính tổng giai đoạn 2001- 2005, nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ 21-40% là 38 doanh nghiệp (chiếm 76%), tiếp đó là nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu 41-60% (7 doanh nghiệp chiếm 14% tổng số). Định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may TP.HCM đến năm 2010 theo định hướng tập trung vào xuất khẩu. Trình độ công nghệ không ngừng nâng cao, tiếp cận với trình độ thế giới, sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, có giá trị cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sinh thái.

Định hướng phát triển cũng tập trung xây dựng TP.HCM thành một trung tâm cung cấp những dịch vụ về dệt may với việc thành lập trung tâm phát triển thiết kế, nghiên cứu thời trang.

Xây dựng các khu công nghiệp dệt may tập trung ở khu ngoại thành, phát triển của ngành dệt may phải đảm bảo nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, TP.HCM cũng tập trung đầu tư chiều sâu đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh. Ngoài ra, sự phát triển ngành dệt may phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường bằng kế hoạch phân bố, qui hoạch các khu công nghiệp dệt may, di dời phần lớn cơ sở sản xuất ra vùng quy hoạch ở ngoại thành để giải toả sức ép về lao động và môi trường.

Recent Posts

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông là gì?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc…

7 months ago

Tìm hiểu và áp dụng Insight khách hàng để tăng hiệu quả Marketing

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing hiện nay.…

7 months ago

Mẹo sử dụng social listening software hiệu quả

Social listening software là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh…

8 months ago

Những lợi ích của việc đóng thuế qua ngân hàng

Nhiều người vẫn còn lo lắng về việc phải đến trực tiếp cơ quan thuế…

8 months ago

Top 10 công cụ Social Listening Tool được đánh giá cao hiện nay

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ Social Listening…

8 months ago

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông: Tầm quan trọng và cách triển khai

Giao tiếp thông tin, quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng, và các hoạt…

8 months ago