Tiêu chuẩn JIS cho sản phẩm may mặc
JIS cho hàng may mặc bao gồm 4 vấn đề:
Tiêu chuẩn liên quan đến kích cỡ:tiêu chuẩn JIS về size được xây dựng dựa trên kích cỡ vật lý của người; cũng giống như tiêu chuẩn trong ISO. Kích cỡ hàng hóa thường được ghi trên nhãn hoặc có những ký hiệu thông thường như S, M,L,XL. Việc chuẩn hóa về kích cỡ là rất khó vì nó còn liên quan đến tuổi tác, giới tính, nguyên vật liệu, sở thích, mẫu thiết kế. Trong hầu hết các trường hợp, chuẩn về kích cỡ ở các nước khác nhau thì khác nhau bởi vì nhà sản xuất khác nhau, và nhãn hiệu khác nhau.
JIS L0103: Qui định liên quan đến kích cỡ và nhãn cho hàng hóa may sẵn.
JIS L4001: Qui định liên quan đến kích cỡ cho quần áo trẻ em.
JIS L4002: Qui định liên quan đến kích cỡ cho quần áo bé trai.
JIS L4003: Qui định liên quan đến kích cỡ cho quần áo bé gái.
JIS L4004: Qui định liên quan đến kích cỡ cho quần áo người lớn (nam).
JIS L4005: Qui định liên quan đến kích cỡ cho quần áo người lớn (nữ).
Tiêu chuẩn liên quan đến dán nhãn: Về nhãn hiệu hàng hóa luật hàng hóa đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu theo điều khoản L0217 của JIS với các thông tin: Loại sợi dệt, tỷ lệ pha sợi; Cách giặt và sử dụng; Độ chống thấm nước; Biểu thị loại da được sử dụng; Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ
Tuy nhiên điều khoản L0217 của JIS cũng có sự khác biệt với tiêu chuẩn ISO ở một số điểm do có sự khác biệt về loại máy giặt (loại cửa trên và loại cửa trước), thời tiết,…. Tại Nhật có bốn nhóm sản phẩm buộc phải dán nhãn: sản phẩm dệt, sản phẩm nhựa, đồ điện, thiết bị điện, và một số loại sản phẩm như ô, kính râm …. Hiện nay theo quy định của pháp luật Nhật Bản có khoảng 100 mặt hàng buộc phải dán nhãn chất lượng. Nhóm sản phẩm dệt gồm: vải, quần, áo nỉ, áo sơmi, cravat, khăn trải giường, máy hút bụi, quạt, tivi. Các nhãn chất lượng dán trên sản phẩm giúp cho người tiêu dùng được biết các thông tin về chất lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng.