Về hạ tầng Internet và thương mại điện tử

Năm 1993, Tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X.25, gọi là mạng VIETPAC, nối 32 tỉnh và thành phố (tức một nửa số tỉnh thành cả nước). Ngày 19-11-1997, Việt Nam chớnh thức hũa nhập mạng Internet. Việt Nam phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối với Internet và các mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước và tư nhân. VNN là một mạng quốc gia đường dài, có hai cổng (gateway) đi quốc tế, một cổng ở Hà Nội, một cổng ở TP Hồ Chí Minh. Cổng Hà Nội có hai đường quốc tế, một đường có vận tốc 256 Kb/sec nối với Australia bằng vệ tinh, một đường có vận tốc 2 Mb/sec nối với Hồng-kông bằng cáp quang.

Chi phí truy nhập Internet cao so thu nhập bình quân đầu người Việt Nam, so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo Nghị định 55 ban hành ngày 23-8-2001, mọi việc đó thay đổi theo hướng “cởi trói” cho Internet Việt Nam. Theo đó, từ nay trở đi, “năng lực quản lý phải theo kịp nhu cầu phát triển” và “phát triển Internet với đầy đủ dịch vụ chất lượng cao và giá cước hợp lý”. Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị đó đề ra mục tiêu “từ năm 2001, đảm bảo cung cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với tốc độ và chất lượng cao, giá cước thấp hơn hoặc tương đương so với các nước trong khu vực”. Tuy nhiên, đến nay, giá cước vẫn cứ cao, chất lượng thì vẫn thấp.

Tình trạng độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ Internet ở Việt Nam còn nghiêm trọng và chưa được giải quyết một cách căn bản.

Không mở rộng tự do cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền thực sự và triệt để ngay từ bây giờ, viễn thông và Internet Việt Nam khó có thể phát triển. Chớnh phủ vừa phờ duyệt chính sách phát triển viễn thông giai đoạn 2000-2010 cũng định rừ con đường đó. Theo kế hoạch phát triển Internet Việt Nam, Chính phủ cũng sẽ mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh bỡnh đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet, để đến năm 2005, có từ 3 đến 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), 30-40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông (OSP) được cấp giấy phép hoạt động.

Thực tế đó chứng minh từ kế hoạch đến hành động có một khoảng cách xa như thế nào! Không chỉ là tiến độ thực hiện mà thực hiện đến đâu. Nếu không có những hành động mạnh mẽ và triệt để để tháo gỡ những rào cản về viễn thông và Internet, Việt Nam sẽ bị tụt hậu thực sự với sự phát triển của thế giới. Internet, viễn thông không cũn là chuyện kinh doanh của riờng một ngành mà liên quan đến sự phát triển của đất nước.

Recent Posts

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông là gì?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc…

7 months ago

Tìm hiểu và áp dụng Insight khách hàng để tăng hiệu quả Marketing

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing hiện nay.…

7 months ago

Mẹo sử dụng social listening software hiệu quả

Social listening software là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing trong doanh…

8 months ago

Những lợi ích của việc đóng thuế qua ngân hàng

Nhiều người vẫn còn lo lắng về việc phải đến trực tiếp cơ quan thuế…

8 months ago

Top 10 công cụ Social Listening Tool được đánh giá cao hiện nay

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ Social Listening…

8 months ago

Kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông: Tầm quan trọng và cách triển khai

Giao tiếp thông tin, quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng, và các hoạt…

8 months ago